Danh mục
NGUYỄN TRỌNG XUẤT - Ngày: 08/07/2021
NHÀ IN BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG
NỐI TIẾP TRUYỀN THỐNG
NHÀ IN GIẢI PHÓNG KHU SÀI GÒN – GIA ĐỊNH
Hồng Điểu
Ngày 30/4/1975, những cán bộ Tuyên huấn khu Sài Gòn – Gia Định tiến vào thành phố Sài Gòn theo hai cánh: cánh Đô thị do đồng chí Nguyễn Trọng Xuất phụ trách, cùng đoàn cán bộ, chiến sĩ của Thành ủy Sài Gòn – Gia Định tiến vào Sài Gòn theo ngã Phú Lâm. Cơ quan lãnh đạo Thành ủy và các ngành tạm thời đặt tại Trường Petrus Ký (nay là Trường Lê Hồng Phong).
Cánh Tuyên huấn Nông thôn do đồng chí Nguyễn Hữu Đúng phụ trách tiến vào vùng Bà Chiểu, tạm thời ở Trường Lê Văn Duyệt.
Ngay sau đó, đồng chí Mai Chí Thọ - Bí thư Thành ủy, chỉ đạo cho bộ phận Tuyên huấn Khu ủy phải hình thành ngay bộ phận biên tập báo Sài Gòn Giải phóng và tiếp quản một nhà in lớn ở thành phố để in báo. Các đồng chí Nguyễn Trọng Xuất (Sáu Nhân), Nguyễn Văn Tư (Tư Cao), Huỳnh Văn Gừng (Năm Lăng) và các đồng chí Sáu Công, Ba Bả, Tám Trưởng… những cán bộ, nhân viên nhà in Giải Phóng khu Sài Gòn – Gia Định, đã tiếp quản Tân Minh ấn quán số 432 đường Hồng Thập Tự (nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai) sử dụng cho việc in báo Sài Gòn Giải phóng và các tài liệu, ấn phẩm cách mạng. Đó là một nhà in lớn chạy máy offset hiện đại nhất Sài Gòn lúc bấy giờ.
Tòa soạn báo Sài Gòn Giải phóng lúc đầu thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam, sau được chuyển về Thành ủy và dời về khu nhà bên cạnh Tân Minh ấn quán.
Tuy đã có nhà in nhưng vật tư chưa có, nhất là giấy in báo (giấy cuộn). Nhờ sự giúp đỡ của Văn phòng Thành ủy, Văn phòng Ủy ban Quân quản phối hợp với cơ sở nội thành, ngay trong những ngày đầu tháng 5/1975, đồng chí Nguyễn Trọng Xuất đã trực tiếp đến hầu hết các cơ sở mua bán giấy, mực in, vật tư làm chế bản; vận động bà con cho cách mạng trưng mua để phục vụ cho tờ báo và các ấn phẩm của thành phố được ra mắt sớm và liên tục.
Vài ngày sau, bộ phận Tuyên huấn cánh Nông thôn cũng sáp nhập với bộ phận Tuyên huấn cánh Đô thị, có thêm lực lượng lãnh đạo là các anh Nguyễn Hữu Đúng, Nguyễn Tấn Khởi (Tám Kiếng)… Ta đến tiếp quản cơ sở in 4 màu hiện đại là Sài Gòn ấn quán ở đường Nguyễn Đình Chiểu (nay là đường Trần Quốc Toản, khu Tân Định), và nhiều cơ sở khác.
Chính nhờ lực lượng cán bộ, công nhân viên nhà in trong kháng chiến tiếp quản và anh chị em công nhân nhà in tại chỗ góp sức, mà ta điều hành nhiều nhà in hiện đại ở Sài Gòn không gặp khó khăn gì.
Nhà in báo Sài Gòn giải phóng từ sau ngày 30/4/1975 đã kế thừa truyền thống của Nhà in Giải phóng Khu Sài Gòn – Gia Định cho đến ngày nay.
H.Đ.
Danh mục khác
- MỤC LỤC SÁCH "MỘT THỜI LÀM BÁO" tập XVIII
- MỤC LỤC
- CÙNG BẠN ĐỌC
- BÁC HỒ - MUÔN VÀN TÌNH THÂN YÊU!
- “CHIẾN TRANH VIỆT NAM LÀ CÂU CHUYỆN THẦN KỲ THẾ KỶ 20!”
- MẠN ĐÀM VỀ NHÂN TỐ “GỐC” CỦA CHẾ ĐỘ
- THEO CHÂN BÁC HỌC LÀM BÁO CHI TIẾT NHỎ, BÀI HỌC LỚN
- CHUYỆN KỂ VỀ NGƯỜI ĐÁNH XE NGỰA ĐƯA MỘT THẦY GIÁO VỀ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG DỤC THANH
- “LO TRƯỚC, VUI SAU”
- ĐÀI PHÁT THANH ĐẦU TIÊN CỦA ĐẶC KHU ỦY SÀI GÒN – CHỢ LỚN TẠI CHIẾN KHU Đ