thư viện

- Ngày: 13/03/2018

NGHỊ QUYẾT QUANG TRUNG

Chấp hành Nghị quyết 14 của Trung ương Đảng ngày 25-10-1967, Trung ương Cục Miền Nam ra nghị quyết về tiến hành Tổng công kích Tổng khởi nghĩa, lấy miền Đông Nam Bộ và Sài Gòn – Gia Định làm trọng điểm, hướng tiến công chủ yếu là Sài Gòn. Nghị quyết này thường được gọi là nghị quyết Quang Trung.

Trong chiến dịch này, riêng ở khu vực nội thành, ta đã sử dụng từ 15 đến 22 tiểu đoàn bộ binh cùng các đơn vị đặc công, biệt động và lực lượng vũ trang địa phương quận huyện, ban ngành, đoàn thể kết hợp với các lực lượng chính trị và binh vận.

Trong quá trình tác chiến, địch đã điều về nội thành từ 18 đến 25 tiểu đoàn bộ binh, 5 đến 6 chi đoàn thiết giáp, 3 đến 4 tiểu đoàn pháo binh và không quân chiến đấu.

Trên vành đai chiến lược vùng ven, ta có 3 sư đoàn chủ lực đối diện với 8 sư đoàn địch trong đó có 4 sư đoàn lính Mỹ và 4 sư đoàn lính ngụy cùng một lực lượng đáng kể lính chư hầu. Rõ rang cán cân quân sự nghiêng hẳn về phía địch.

Tuy nhiên ta còn có đội quân chính trị đông đảo, hùng hậu trong các tổ chức công khai và bán công khai: Tổng hội sinh viên, Tổng đoàn học sinh, Phong trào Dân tộc Tự quyết, Tổng Liên đoàn Lao động, Liên hiệp các Nghiệp đoàn Tự do, Nghiệp Đoàn Ký Giả, Lực lượng Quốc Gia Tiến Bộ, Lực Lượng Bảo Vệ Văn Hóa Dân Tộc, Hội Bảo Vệ Nhân Phẩm và Quyền Lợi Phụ Nữ, Hội Ái Hữu Nghệ Sĩ, Nghiệp Đoàn Giáo Chức …

Đặc biệt là cánh Thành Đoàn với các hạt nhân bí mật của cách mạng đã giành được quyền làm chủ ở các trường học.

Lực lượng vũ trang và vũ trang tuyên truyền bí mật của Thành Đoàn đã trừng trị một số tên phản động điển hình: Từ Chung, Chu Tử, Ngô Vương Toại, Bùi Hồng Sỹ …

Có thể nói trong thế trận này, lực lượng thanh niên Sài Gòn xứng đáng là một ngòi pháo đồng thời là đội quân chủ lực tinh nhuệ.

Lúc bấy giờ đồng chí Phạm Hùng được cử làm Bí thư Trung ương Cục thay cho đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã từ trần. Các đồng chí Nguyễn Văn Linh, Hoàng Văn Thái và Phan Văn Đáng làm Phó bí thư. Tổ chức chỉ huy chiến dịch được thành lập với Đảng ủy tiền phương do các đồng chí Trần Văn Trà và Võ Văn Kiệt lãnh đạo. Đồng thời Trung ương Cục quyết định thành lập hai bộ tư lệnh.

- Bộ Tư lệnh tiền phương Bắc: (còn gọi tiền phương 1) do các đồng chí Trần Văn Trà (chỉ huy phó quân giải phóng Miền Nam), Mai Chí Thọ, Lê Đức Anh lãnh đạo, chịu trách nhiệm các địa bàn Củ Chi, Hóc Môn, Dĩ An, Gò Vấp, Lái Thiêu, Thủ Đức, Bình Tân.

- Mục tiêu là chiếm khu Quán Tre, một phần sân bay Tân Sơn Nhất, các căn cứ quân sự ở Gò Vấp, Bộ Tổng tham mưu …

- Bộ Tư lệnh tiền phương Nam: (tiền phương 2): do các đồng chí Võ Văn Kiệt và Trần Bạch Đằng lãnh đạo.

Chịu trách nhiệm chỉ huy các đơn vị chủ lực ở hướng Nam và Tây Nam thành phố, toàn bộ lực lượng võ trang, biệt động nội thành.

Kế hoạch là dùng biệt động đánh các mục tiêu đầu não của địch như: Tòa đại sứ Mỹ, Dinh Độc Lập, Bộ Tổng tham mưu, Đài phát thanh, Bộ Tư lệnh hải quân, Tổng nha cảnh sát, kho xăng Nhà Bè và một phần sân bay Tân Sơn Nhất.

Riêng Thành Đoàn được tổ chức thành 3 lực lượng:

  • Lực lượng võ trang:

Chỉ huy trưởng: đồng chí Chín Quốc (Lê Tấn Quốc)

Chỉ huy phó: đồng chí Năm Tranh (Trang Văn Học)

Nòng cốt của lực lượng có các đồng ch

logo logo